Trang

Thursday, May 29, 2014

Bài 8.(MSP430_Basic) I2C USCI



            I2C là một chuẩn truyền thông đa chip chủ được sử dụng khá phổ biến trong rất nhiều thiết bị như bộ nhớ,bộ chuyển đổi ADC,DAC,đồng hồ thời gian thực… Ưu điểm của chuẩn I2C là tốc độ khá cao (400Khz max) ,cho phép nhiều chip Master trên cùng 1 mạng I2C.Có địa chỉ nên sử dụng được rất nhiều thiết bị trong cùng 1 mạng(128 thiết bị với đường địa chỉ 7bit hoặc 1024 thiết bị với đường địa chỉ 10bit).

Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf .
 Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất. 
Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

1.        Giới thiệu chung Module I2C_USCI
1.1.              Giới thiệu sơ lược về chuẩn giao tiếp I2C:
-       I2C là một  loại bus ngoại vi được phát triển bởi hãng Philip
-       Nguồn cung cấp cho giao tiếp I2C thường là 5v hoặc 3.3v
-       I2C là giao tiếp được thực hiện trên hai đường dây: SCL và SDA
o   SCL:Dây truyền xung clock từ master đến slave
o   SDA:Dây truyền dữ liệu theo 2 chiều
-       Do trên bus i2c chỉ có 2 dây mà có thể gắn kết nhiều thiết bị nên cần phân biệt các thiết bị bằng địa chỉ
-       Trên bus i2c ko thể kết nối 2 thiết bị có cùng địa chỉ.


Saturday, May 24, 2014

Giao tiếp MSP430 và LCD16x2


          LCD16x2 là một công cụ hiển thị hết sức cơ bản và quen thuộc với tất cả các bạn đã và đang học điện tử.Vì vậy trong bài này mình không đi sâu giải thích nguyên lý hoạt động của nó nữa.Ở đây mình chỉ hướng dẫn cơ bản cách sử dụng thư viện LCD16x2.h ,các hàm và cách viết chương trình.Bộ thư viện này chỉ là giao tiếp I/O nên dùng được cho mọi dùng MSP430.

Thursday, May 15, 2014

DIY máy rửa mạch


Các bạn nếu đã từng tự tay làm một sản phẩm điện tử hẳn đều biết đến công đoạn rửa mạch.Mình trước đây cũng thi thoảng làm,và sau khi là mạch xong lại phải ngồi hỳ hục “lắc lắc” cái hộp dung dịch FeCl3 để ăn mòn.Nên rảnh ngồi chế cái máy rửa mạch này chơi.Máy này dùng dung dịch gì cũng được.

Nguyên lý của nó rất đơn giản,là dùng dòng nước được luân chuyển liên tục giúp mặt đồng tiếp xúc được nhiều hơn với FeCl3.Như các bạn đã biết khi cho đồng vào dd FeCl3 sẽ có phản ứng khử đồng tạo CuCl2 và FeCl2.Kết quả là tạo ra môt chất màu đỏ gạch ít tan trong nước (khi để lâu thì sẽ thấy nó lắng xuống rất nhiều) chắc là FeCl2 (Vì mình lâu không động đến hóa nên ko chắc nó còn tạo ra cái gì khác không). Thường nếu chỉ cho bảng đồng vào FeCl3 mà không làm gì thì sau 1 thời gian FeCl2 sẽ bám vào bề mặt đồng ngăn quá trình oxi hóa xảy ra nên quá trình ăn mòn rất lâu,cho nên nhiều bạn( trong đó có mình) phải làm đủ trò như “lắc lắc “ cái hộp dung dịch hay đổ nước nóng vào.Chung quy lại cái máy này cũng chỉ để giải quyết vấn đề đấy.