Tuesday, October 14, 2014

Thư viện Clock UCS của MSP430x5xx và x6xx

Download thư viện tại đây
1.GIỚI THIỆU
Module UCS là module điều khiển tạo xung clock cho toàn bộ hệ thống,tất cả điều điều khiển được bằng phần mềm.Đầu vào của module là các nguồn xung ngoại XT1 (có thể có XT2) và xung nội (DCO,VLO,REFO).
Đầu ra của module là 3 nguồn xung clock như ở các dòng MSP430 khác là 
ACLK (Auxiliary Clock) : 
MCLK ( Master Clock) : Dùng cho CPU
SMCLK (Subsystem Master Clock) :
Chi tiết các bạn có thể xem sơ đồ sau ,nhìn sơ đồ này chúng ta sẽ biết cần tác động những bit nào để có điều mình muốn :3

Friday, August 8, 2014

Bài 4.(Học MSP430 qua ví dụ) Đồng hồ số - Tạo menu,viết các hàm chức năng

1.Sử dụng ADC
1.1.Khởi tạo,đọc ADC

Thông thường chúng ta sử dụng GPIO cho chức năng nút bấm,tuy nhiên trong project này chúng ta sử dụng 1 ADC để nhận nhiều nút bấm thông qua phân áp khác nhau chu từng nút.

Trước hết cần download bộ thư viện ADC.h tại đây .Các bạn nên đọc lại Tutorial ADC10 của MSP430.Bắt đầu là khởi tạo Module ADC10.Chúng ta sẽ dùng điện áp tham chiếu VCC, nên khai báo hàm ADC10_Init(VCC); .Vì trong mạch không có điện trở treo trên chân P1.4 và P1.5 nên cần cài đặt điện trở nội kéo lên trên các chân này.


Sunday, July 20, 2014

Thư viện Flash của MSP430x2xx

          Bộ nhớ flash của MSP430 có một vùng nhớ có chức năng giống bộ nhớ EEPROM của các dòng VĐK khác, tức là không bị mất khi mất điện. Điểm khác biệt duy nhất cũng là đặc điểm của bộ nhớ flash là nó không thể ghi riêng lẻ từng ô nhớ mà phải ghi toàn bộ một khối.Vì vậy người ta chia bộ nhớ Flash ra các Segment.Trong MSP430 thông thường có 4 Segment (mỗi Segment có 64 ô nhớ 8bit) được dùng như EEPROM.

Wednesday, July 16, 2014

Thư viện ADC10 của MSP430x2xx

         ADC 10bit là module rất phổ biến và cơ bản trong hệ thống vào ra của MSP430.Để sử dụng module này trước tiên chúng ta cần khởi tạo các thanh ghi cho module bằng hàm ADC10_Init(Vref); Cài đặt thông số Vref phù hợp với điện áp tham chiếu mà bạn sử dụng.Một số điểm cần chú ý khi sử dụng
        - Cài đặt lại thông số biến PORT_ADC phù hợp với các cổng ADC mà bạn sử dụng.Ví dụ dùng cổng ADC A1,A2 A4 thì PORT_ADC=(BIT1+BIT2+BIT4);
        - Có hai chế độ hoạt động được sử dụng trong thư viện này là chuyển đổi từng kênh và chuyển đổi liên tục.Không thể sử dụng đồng thời cả hai chế độ.
        - Với chế độ chuyển đổi từng kênh,mỗi khi muốn đọc giá trị ADC,chúng ta gọi hàm ADC10_Read_Channel( ... ).Khi đó hàm này sẽ thực hiện lấy mẫu,và lấy dữ liệu ADC mới nhất ra.Việc này sẽ mất vài chục uS .

Thư viện UART của MSP430x2xx

          Đây là thư viện khởi tạo vào sử dụng module UART của MSP430.Việc sử dụng giao tiếp UART khá đơn giản và hữu ích trong nhiều ứng dụng.Cách sử dụng thư viện như sau:
          - Đầu tiên để sử dụng được giao tiếp UART,khai báo hàm khởi tạo module : UART_Init();
          - Để gởi dữ liệu từ MSP ra ngoài,chúng ra dựa vào kiểu dữ liệu mà có thể dùng các hàm UART_Write_ .
                   + Nếu là 1 ký tự thì có thể dùng UART_Write_Char(unsigned char).Với hàm này ngoài chức năng gởi ký tự,chúng ta còn có thể gởi các mã trong bảng ASCII ,ví dụ như ký tự xuống dòng(10), tab(7,9,11), xóa ngược(8).
                   + Nếu gởi chuỗi thì dùng UART_Write_String(*str); Các bạn có thể kết hợp với hàm sprintf trong C để chuyển mọi kiểu dữ liệu về string,tuy nhiên chú ý là kiểu số nguyên có giới hạn 2 byte(65535) ,nên nếu muốn truyền số lớn thì phải dùng hàm UART_Write_Int( ... ); Ngoài ra nếu muốn truyền số thực thì dùng UART_Write_Float(x,coma) với coma là số chữ số sau dấu phẩy.

Thursday, June 26, 2014

Bài 3.(Học MSP430 qua ví dụ)Đồng hồ số - I2C ,Hiển thị giờ


1.      Hiển thị giờ
1.1.   Đọc ghi IC BQ32000
BQ32000 là 1 IC thời gian thực tương tự DS1307,để sử dụng được IC này chúng ta phải đọc Datasheet của nó.Về cơ bản IC này có chức năng giống như DS1307.Khi bắt đầu chương trình chúng ta cần tạo xung 1Hz xuất ra trên chân IRQ của BQ32000.Dùng xung này cho vào chân ngắt P1.0,chúng ta sẽ không phải liên tục đọc các thanh ghi của BQ32000 để xem sự thay đổi thời gian nữa,cứ mỗi ngắt của P1.1 thì tăng biến giây thêm,biến phút và giờ cũng vậy.Cứ sau 1 tiếng thì lại đọc lại các thông số thời gian để kiểm tra đề phòng trường hợp có nhiễu.

Friday, June 20, 2014

Bài 2.(Học MSP430 qua ví dụ)Đồng hồ số - Trình tự lập trình,UART,LED

1.   Trình tự lập trình

Trước khi bước vào phần này thì có nghĩa là các bạn đã thi công mạch xong.Bắt đầu chúng ta sẽ xác định tuần tự các bước lập trình:
-       Tạo Project ,chọn chip lập trình,ở đây là MSP430G2553
-       Thiết lập giao tiếp UART ,xung Clock (Clock,UART)
-       Quét Led (GPIO)
-       Đọc IC thời gian thực BQ32000,hiển thị giờ ,ngày (Ngắt , I2C)
-       Quét bàn phím , đọc nhiệt độ dùng ADC (ADC)
-       Tạo menu chương trình,viết hàm chỉnh giờ,ngày (I2C)
-       Chỉnh độ tương phản led ,hẹn giờ,đồng hồ đếm ngược(Flash)
Bây giờ thì có thể bắt tay vào lập trình được rồi.


Monday, June 16, 2014

Bài 1.(Học MSP430 qua ví dụ)Đồng hồ số - Yêu cầu chức năng,thiết kế


         Thông thường khi bắt đầu làm một project về điện tử,việc đầu tiên bạn nghĩ đến sẽ là vẽ mạch. Tuy nhiên,mạch điện lại là phần khó sửa chữa nhất trong một dự án về điện tử,và cũng là phần ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ các công đoạn khác.
Bài này mình sẽ hướng dẫn quy trình cơ bản khi xây dựng một project.Các kiến thức dưới đây là do kinh nghiệm thực hành và một khóa quản lý dự án nhỏ mà mình may mắn được học,nếu có phần nào chưa tốt các bạn có thể góp ý và hòm thư của mình.
          Dưới đây là toàn bộ quy trình.


Saturday, June 14, 2014

Đồng hồ số dùng MSP430

Đồng hồ số này mình thiết kế dùng vi điều khiển MSP430 và led chuyên dụng hiển thị đồng hồ.Các bạn khi làm mạch này ngoài việc có một chiếc đồng hồ nhỏ gọn nhiều chức năng để sử dụng,ngoài ra bạn nào muốn học về vi điều khiển MSP430 nói riêng và học lập trình điện tử nói chung có thể dùng làm kit thực hành rất trực quan.

Thursday, May 29, 2014

Bài 8.(MSP430_Basic) I2C USCI



            I2C là một chuẩn truyền thông đa chip chủ được sử dụng khá phổ biến trong rất nhiều thiết bị như bộ nhớ,bộ chuyển đổi ADC,DAC,đồng hồ thời gian thực… Ưu điểm của chuẩn I2C là tốc độ khá cao (400Khz max) ,cho phép nhiều chip Master trên cùng 1 mạng I2C.Có địa chỉ nên sử dụng được rất nhiều thiết bị trong cùng 1 mạng(128 thiết bị với đường địa chỉ 7bit hoặc 1024 thiết bị với đường địa chỉ 10bit).

Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf .
 Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất. 
Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

1.        Giới thiệu chung Module I2C_USCI
1.1.              Giới thiệu sơ lược về chuẩn giao tiếp I2C:
-       I2C là một  loại bus ngoại vi được phát triển bởi hãng Philip
-       Nguồn cung cấp cho giao tiếp I2C thường là 5v hoặc 3.3v
-       I2C là giao tiếp được thực hiện trên hai đường dây: SCL và SDA
o   SCL:Dây truyền xung clock từ master đến slave
o   SDA:Dây truyền dữ liệu theo 2 chiều
-       Do trên bus i2c chỉ có 2 dây mà có thể gắn kết nhiều thiết bị nên cần phân biệt các thiết bị bằng địa chỉ
-       Trên bus i2c ko thể kết nối 2 thiết bị có cùng địa chỉ.


Saturday, May 24, 2014

Giao tiếp MSP430 và LCD16x2


          LCD16x2 là một công cụ hiển thị hết sức cơ bản và quen thuộc với tất cả các bạn đã và đang học điện tử.Vì vậy trong bài này mình không đi sâu giải thích nguyên lý hoạt động của nó nữa.Ở đây mình chỉ hướng dẫn cơ bản cách sử dụng thư viện LCD16x2.h ,các hàm và cách viết chương trình.Bộ thư viện này chỉ là giao tiếp I/O nên dùng được cho mọi dùng MSP430.

Thursday, May 15, 2014

DIY máy rửa mạch


Các bạn nếu đã từng tự tay làm một sản phẩm điện tử hẳn đều biết đến công đoạn rửa mạch.Mình trước đây cũng thi thoảng làm,và sau khi là mạch xong lại phải ngồi hỳ hục “lắc lắc” cái hộp dung dịch FeCl3 để ăn mòn.Nên rảnh ngồi chế cái máy rửa mạch này chơi.Máy này dùng dung dịch gì cũng được.

Nguyên lý của nó rất đơn giản,là dùng dòng nước được luân chuyển liên tục giúp mặt đồng tiếp xúc được nhiều hơn với FeCl3.Như các bạn đã biết khi cho đồng vào dd FeCl3 sẽ có phản ứng khử đồng tạo CuCl2 và FeCl2.Kết quả là tạo ra môt chất màu đỏ gạch ít tan trong nước (khi để lâu thì sẽ thấy nó lắng xuống rất nhiều) chắc là FeCl2 (Vì mình lâu không động đến hóa nên ko chắc nó còn tạo ra cái gì khác không). Thường nếu chỉ cho bảng đồng vào FeCl3 mà không làm gì thì sau 1 thời gian FeCl2 sẽ bám vào bề mặt đồng ngăn quá trình oxi hóa xảy ra nên quá trình ăn mòn rất lâu,cho nên nhiều bạn( trong đó có mình) phải làm đủ trò như “lắc lắc “ cái hộp dung dịch hay đổ nước nóng vào.Chung quy lại cái máy này cũng chỉ để giải quyết vấn đề đấy.

Friday, April 25, 2014

Cơ bản về thiết kế cầu H


           Mạch cầu H là một trong những mạch công suất hết sức cơ bản và có nhiều ứng dụng trong việc điều khiển động cơ DC cũng như động cơ bước 2 cặp cực.Thực chất có rất nhiều kiểu cầu H khác nhau dùng cho các đối tượng khác nhau.Sự khác nhau của chúng nằm ở khả năng điều khiển của cầu H.Dòng , áp điều khiển lớn hay nhỏ , có điều tốc hay không,tần số xung PWM ảnh hưởng lớn tới việc chọn linh kiện làm cầu H.Trong bài mày mình chỉ tập trung hướng dẫn và giải thích một mạch cầu H với ứng dụng cụ thể là điều khiển động cơ DC có đảo chiều và điều tốc,với dòng điều khiển tương đối lớn trong khoảng tầm 10A.Bài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật của các linh kiện trong mạch, cũng như khả năng đáp ứng của mạch điện.

Wednesday, April 23, 2014

Phần mềm hỗ trợ giao tiếp UART

          Hercules là một trong những phần mềm được thiết kế rất gọn nhẹ và trực quan cho phép quản lý các kết nối đến máy tính.Các bạn có thể sử dụng phần mềm này như 1 công cụ hiển thị thông báo từ VĐK lên máy tính,giúp công việc Test và debug được thuận lợi hơn. 
        Các bạn có thể Download tại đây,hoàn toàn miễn phí : Hercules

Tuesday, April 22, 2014

Bài 7.(MSP430_Basic) ADC 10bit

Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf .
 Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất. 
Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

1.        Giới thiệu chung ADC 10bit

Module ADC 10bit của MSP430x2xx là module chuyển tín hiệu tưng tự thành tín hiệu số 10bit , hỗ trợ việc đọc với tốc độ tối đa 200ksps(Tức là chu kỳ 200.000 lần lấy mẫu/s) ,có chế độ truyền dữ liệu DTC ( Truyền dữ liệu đến bất cứ đâu trong bộ nhớ mà không cần sự can thiệp của CPU).Đặc điểm cơ bản:
-       ADC 10 bit tốc độ lấy mẫu 200ksps
-       Chọn điện áp tham chiếu 1,5V hoặc 2,5V VCC hay điện áp tham chiếu ngoài
-       8 kênh chuyển đổi , kênh cảm biến nhiệt độ bên trong chip
-       Chuyển đổi đơn kênh,lặp 1 kênh,trình tự,lặp đi lặp lại
-       Tự động truyền dữ liệu vào bộ nhớ (Chức năng tượng tự DMA,ưu điểm so với các dòng VĐK đời cũ)

Saturday, April 12, 2014

Bài 6.(MSP430_Basic) Flash Memory


            Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf.
Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất. 
Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

1.  Giới thiệu chung về bộ nhớ Flash
Bài này sẽ hướng dẫn cách sử dụng bộ nhớ Flash của MSP430 làm bộ nhớ dữ liệu không bị mất khi mất điện(tương tự cách dùng EEPROM với các dòng khác).


          Bộ nhớ thông thường có 2 loại là bộ nhớ chỉ đọc ROM và bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM,  bộ nhớ Flash là một sự pha trộn của 2 loại bộ nhớ này.
Đặc điểm bộ nhớ Flash là:
+ Chi phí thấp
+ Đọc/Ghi nhanh
+ An toàn
+ Mật độ cao 

Friday, April 11, 2014

Bài 5.(MSP430_Basic) Clock

Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf.
Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất. 
Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.
Khi lập trình cho một con vi điều khiển nào đó, một trong những điều quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm đó là config clock (chọn nguồn xung nhịp sử dụng) . Đây là một việc rất quan trọng, đặc biệt khi các bạn làm các project liên quan đến xử lý thời gian thực. Yêu cầu độ chính xác cao về clock. Mục tiêu của tài liệu này:
1.  Các bạn sẽ hiểu về các thanh ghi điều khiển việc cấp xung clock
2.  Cấu hình chúng để phù hợp với project của mình
3.  Hiểu rõ các đặc điểm về nguồn xung DCO có sẵn bên trong VĐK(xung nội).
(dùng cho khi các bạn chưa sử dụng đến nguồn xung ngoại như thạch anh).

Tài liệu đầu tiên mà mình muốn các bạn xem ở đây là User guide của dòng Valueline. (VĐK trên kit launchpad thuộc dòng value line).
Các bạn có thể down ở đường link sau : http://www.ti.com/lit/pdf/slau144
Chú ý đến phần:     5. Basic Clock Module +

Thursday, April 3, 2014

Bài 4.(MSP430_Basic) Ngắt

Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf.
Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất.

Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

Bài trước chúng ta đã được làm quen với UART và GPIO , như vậy từ bài này các bạn có thể tận dụng gần  hết tất cả các chức năng mà kit Launchpad có thể làm dc . Chỉ còn phần cuối cùng liên quan đến thạch anh 32Khz nối ngoài sẽ được mình đề cập đến trong bài Clock , sẽ viết sau này . Các bạn chú ý nên giữ lại thạch anh này vì MSP430G2553 chỉ hỗ trợ thạch anh ngoài 32Khz là cao nhất , nó rất hữu ích khi các bạn cần căn chỉnh chính xác xung nội .
Tiếp tục với bài tập hôm nay liên quan đến ngắt ngoài . Hai kỹ thuật quan trọng nhất trong lập trình nhúng là ngắt và hỏi vòng , vì vậy các bạn cần nắm vững bài tập này . Kỹ thuật hỏi vòng chính là kiểu lập trình while(…) {   if ….   } mà chúng ta đã làm trong bài GPIO .

Sunday, March 30, 2014

Bài 3.(MSP430_Basic)UART

        Bài trước chúng ta đã được học về GPIO,bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn giao tiếp UART,mục đích là để có một công cụ hiển thị thông tin,cho phép tiếp cận với các module khác của MSP430 một cách dễ dàng hơn.Ngoài ra,việc thành thạo UART còn cho phép các bạn kiểm tra hoạt động của mạch bên cạnh chức năng debug có sẵn,bằng việc chèn lệnh gửi vào các đoạn của code.Trước mắt các bạn chưa cần hiểu chi tiết về chuẩn giao tiếp này,chỉ cần hiểu cách sử dụng các hàm truyền nhận,về chi tiết mình sẽ hướng dẫn trong các bài sau.

Tài liệu được viết cho MSP430G2553 module USCI,các chip khác có module khác mã như MSP430G2452 sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

Thursday, March 27, 2014

Giao tiếp MSP430 và LCD Nokia 5110


Đặng Hồng Luật -CN-ĐTVT 03 – K55 Bách Khoa Hà Nội

1.    Giới thiệu tổng quan về LCD Nokia 5110

LCD Nokia 5110 thuộc dòng sản phầm Graphic LCD 84x48.

LCD Nokia 5110 là màn hình LCD Graphic đơn giản với nhiều ứng dụng khác nhau. Nguồn gốc màn hinh này thực chất là từ các thế hệ điện thoại di động trước đây. Nó đã được gắn trên một bô PCB dễ dàng hàn gắn với các board khác.
LCD Nokia 5110 sử dụng vi điều khiển PCD8544, được sử dụng cùng với Nokia 3310 LCD trước đây. PCD8544 là dạng low power CMOS controller/driver, được thiết kế vơi chế độ hiển thị màn hình graphic là 84 cột và 48 hàng. Tất cả các chưc năng cơ bản đã được tích hợp sẵn trên chip, từ đó cho ta hiệu quả về một thiết bị ngoại vi chiếm ít nguồn tiêu thụ. PCD8544 giao tiếp với vi điều khiển của chúng ta qua một loạt các chân bus đã được cung cấp sẵn. 

Bài 2.(MSP430_Basic)Tạo Project,làm quen với GPIO


Bài này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách tạo 1 project mới trong CCS để lập trình MSP430.
Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf.
Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất. 

Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

1.Tạo Project
Bật CCS lên,vào File ->New ->CCS Project.
Cửa sổ hiện ra bạn điền theo mẫu dưới,Phần Location thì chọn nơi lưu Project ->Finish


Wednesday, March 26, 2014

Giao tiếp MSP430G2553 và cảm biến MPU6050

MPU6050 là IC tích hợp cảm biến tích gia tốc kế và cảm biến từ trường,từ cảm biến này có thể đo được tốc độ góc theo 3 chiều không gian(gyro),và hình chiếu vector trọng trường lên 3 trục trong không gian(Accelrometer).Ngoài ra  từ các giá trị này,người ta cho đi qua các bộ lọc số (chẳng hạn như AHRS Kalman...)để thu được giá trị đã loại bỏ nhiễu,các giá trị này tiếp tục được dùng để xác định các giá trị thứ cấp như tốc độ dài,tọa độ không gian.

Module MPU6050

Thursday, February 27, 2014

Bài 1.(MSP430_Basic)Cài đặt phần mềm,tool hỗ trợ,giới thiệu công cụ phát triển

Chào các bạn!

       Trước khi bắt đầu,mình giới thiệu qua về loạt bài hướng dẫn lập trình MSP430 này.Đây là loạt bài hướng dẫn chi tiết cho các bạn mới tiếp cận với công việc lập trình vi điều khiển(VĐK),là mức lập trình cho phép giao tiếp trực tiếp với các thiết bị phần cứng.Để hiểu rõ hơn về lập trình vi điều khiển (hay lập trình nhúng)các bạn có thể google nhé(rất nhiều thông tin)!

        Lập trình vi điều khiển nói chung là viết chương trình cho phép con chíp hoạt động theo đúng ý muốn người lập trình thông qua các hoạt động như thay đổi mức điện áp các chân IC(output),lấy dữ liệu thay đổi mức điện áp trên các chân IC(input),cao hơn là giao tiếp với các modum có sẵn trong VĐK để thực hiện các giao tiếp như I2C,SPI,UART....hay để điều khiển PWM,đọc ADC...Các modum này theo loạt bài này các bạn sẽ được làm quen và sử dụng dần.

Wednesday, February 26, 2014

Phần mềm vẽ mạch Altium

       Altium ngày nay đang là một trong những phần mềm vẽ mạch điện tử mạnh và được ưa chuộng ở Việt Nam.Ngoài việc hỗ trợ tốt cho hoạt động vẽ mạch,Altium còn hỗ trợ tốt trong việc quản lý mạch,trích xuất file thống kê linh kiện.        

       Theo giới thiệu về mình thì Altium Designer cung cấp một ứng dụng kết hợp tất cả công nghệ và chức năng cần thiết cho việc phát triển sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, như thiết kế hệ thống ở mức bo mạch và FPGA, phát triển phần mềm nhúng cho FPGA và các bộ xử lý rời rạc, bố trí mạch in (PCB)… Altium Designer thống nhất toàn bộ các quá trình lại và cho phép bạn quản lý được mọi mặt quá trình phát triển hệ thống trong môi trường tích hợp duy nhất. Khả năng đó kết hợp với khả năng quản lý dữ liệu thiết kế hiện đại cho phép người sử dụng Altium Designer tạo ra nhiều hơn những sản phẩm điện tử thông minh, với chi phí sản phẩm thấp hơn và thời gian phát triển ngắn hơn.Thực ra điều này khiến Altium khá nặng nề,nhiều chức năng người dùng không dùng đến.

END COMMENT FACEBOOK-->