Friday, April 25, 2014

Cơ bản về thiết kế cầu H


           Mạch cầu H là một trong những mạch công suất hết sức cơ bản và có nhiều ứng dụng trong việc điều khiển động cơ DC cũng như động cơ bước 2 cặp cực.Thực chất có rất nhiều kiểu cầu H khác nhau dùng cho các đối tượng khác nhau.Sự khác nhau của chúng nằm ở khả năng điều khiển của cầu H.Dòng , áp điều khiển lớn hay nhỏ , có điều tốc hay không,tần số xung PWM ảnh hưởng lớn tới việc chọn linh kiện làm cầu H.Trong bài mày mình chỉ tập trung hướng dẫn và giải thích một mạch cầu H với ứng dụng cụ thể là điều khiển động cơ DC có đảo chiều và điều tốc,với dòng điều khiển tương đối lớn trong khoảng tầm 10A.Bài này sẽ giúp các bạn hiểu rõ các yêu cầu kỹ thuật của các linh kiện trong mạch, cũng như khả năng đáp ứng của mạch điện.

Wednesday, April 23, 2014

Phần mềm hỗ trợ giao tiếp UART

          Hercules là một trong những phần mềm được thiết kế rất gọn nhẹ và trực quan cho phép quản lý các kết nối đến máy tính.Các bạn có thể sử dụng phần mềm này như 1 công cụ hiển thị thông báo từ VĐK lên máy tính,giúp công việc Test và debug được thuận lợi hơn. 
        Các bạn có thể Download tại đây,hoàn toàn miễn phí : Hercules

Tuesday, April 22, 2014

Bài 7.(MSP430_Basic) ADC 10bit

Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf .
 Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất. 
Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

1.        Giới thiệu chung ADC 10bit

Module ADC 10bit của MSP430x2xx là module chuyển tín hiệu tưng tự thành tín hiệu số 10bit , hỗ trợ việc đọc với tốc độ tối đa 200ksps(Tức là chu kỳ 200.000 lần lấy mẫu/s) ,có chế độ truyền dữ liệu DTC ( Truyền dữ liệu đến bất cứ đâu trong bộ nhớ mà không cần sự can thiệp của CPU).Đặc điểm cơ bản:
-       ADC 10 bit tốc độ lấy mẫu 200ksps
-       Chọn điện áp tham chiếu 1,5V hoặc 2,5V VCC hay điện áp tham chiếu ngoài
-       8 kênh chuyển đổi , kênh cảm biến nhiệt độ bên trong chip
-       Chuyển đổi đơn kênh,lặp 1 kênh,trình tự,lặp đi lặp lại
-       Tự động truyền dữ liệu vào bộ nhớ (Chức năng tượng tự DMA,ưu điểm so với các dòng VĐK đời cũ)

Saturday, April 12, 2014

Bài 6.(MSP430_Basic) Flash Memory


            Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf.
Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất. 
Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

1.  Giới thiệu chung về bộ nhớ Flash
Bài này sẽ hướng dẫn cách sử dụng bộ nhớ Flash của MSP430 làm bộ nhớ dữ liệu không bị mất khi mất điện(tương tự cách dùng EEPROM với các dòng khác).


          Bộ nhớ thông thường có 2 loại là bộ nhớ chỉ đọc ROM và bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM,  bộ nhớ Flash là một sự pha trộn của 2 loại bộ nhớ này.
Đặc điểm bộ nhớ Flash là:
+ Chi phí thấp
+ Đọc/Ghi nhanh
+ An toàn
+ Mật độ cao 

Friday, April 11, 2014

Bài 5.(MSP430_Basic) Clock

Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf.
Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất. 
Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.
Khi lập trình cho một con vi điều khiển nào đó, một trong những điều quan trọng đầu tiên chúng ta phải làm đó là config clock (chọn nguồn xung nhịp sử dụng) . Đây là một việc rất quan trọng, đặc biệt khi các bạn làm các project liên quan đến xử lý thời gian thực. Yêu cầu độ chính xác cao về clock. Mục tiêu của tài liệu này:
1.  Các bạn sẽ hiểu về các thanh ghi điều khiển việc cấp xung clock
2.  Cấu hình chúng để phù hợp với project của mình
3.  Hiểu rõ các đặc điểm về nguồn xung DCO có sẵn bên trong VĐK(xung nội).
(dùng cho khi các bạn chưa sử dụng đến nguồn xung ngoại như thạch anh).

Tài liệu đầu tiên mà mình muốn các bạn xem ở đây là User guide của dòng Valueline. (VĐK trên kit launchpad thuộc dòng value line).
Các bạn có thể down ở đường link sau : http://www.ti.com/lit/pdf/slau144
Chú ý đến phần:     5. Basic Clock Module +

Thursday, April 3, 2014

Bài 4.(MSP430_Basic) Ngắt

Trước hết trước khi bắt đầu các bạn nếu chưa có datasheet của dùng MSP430 thì có thể download tại đây : http://www.ti.com/general/docs/lit/getliterature.tsp?baseLiteratureNumber=slaa559&fileType=pdf.
Lưu ý Datasheet vẫn luôn là tài liệu quan trọng nhất khi bạn tiếp cận bất cứ dòng vi điều khiển nào , nên việc thành thạo tiếng Anh và khả năng đọc Datasheet vẫn là quan trọng nhất.

Tài liệu được viết cho MSP430G2553,các chip khác có module khác mã sẽ không sử dụng được thư viện đi kèm.

Bài trước chúng ta đã được làm quen với UART và GPIO , như vậy từ bài này các bạn có thể tận dụng gần  hết tất cả các chức năng mà kit Launchpad có thể làm dc . Chỉ còn phần cuối cùng liên quan đến thạch anh 32Khz nối ngoài sẽ được mình đề cập đến trong bài Clock , sẽ viết sau này . Các bạn chú ý nên giữ lại thạch anh này vì MSP430G2553 chỉ hỗ trợ thạch anh ngoài 32Khz là cao nhất , nó rất hữu ích khi các bạn cần căn chỉnh chính xác xung nội .
Tiếp tục với bài tập hôm nay liên quan đến ngắt ngoài . Hai kỹ thuật quan trọng nhất trong lập trình nhúng là ngắt và hỏi vòng , vì vậy các bạn cần nắm vững bài tập này . Kỹ thuật hỏi vòng chính là kiểu lập trình while(…) {   if ….   } mà chúng ta đã làm trong bài GPIO .

END COMMENT FACEBOOK-->